Chứng nhận ISO 22000 của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phụ thuộc vào quy mô hoạt động trong toàn bộ dây chuyền chế biến thực phẩm từ trang trại, nhà sản xuất chính, nhà sản xuất thực phẩm, nhà cung cấp vận tải, kho bãi, công nghiệp, nhà sản xuất thiết bị, bao bì, thực phẩm được làm sạch và tất cả các phụ gia thực phẩm.
Mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000 từ lâu đã được biết đến như một công cụ quản lý giúp các doanh nghiệp phòng ngừa các rủi ro về an toàn thực phẩm (ATTP). Bộ tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến, đóng gói, lưu giữ, vận chuyển cho đến cung cấp suất ăn, không phân biệt quy mô và loại hình sản xuất thực phẩm. Qua đó, nó giúp cho tổ chức áp dụng thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu lực để ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro ATTP.
Ngày 21.06.2018, phiên bản chính thức của ISO 22000:2018 đã được ban hành chính thức, dựa trên các thay đổi cơ bản như sau:
- Cấu trúc bậc cao: giúp doanh nghiệp dễ sử dụng hơn với một chuẩn hệ thống quản lý, phiên bản ISO 22000 mới sẽ theo cùng cấu trúc như tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác.
- Cách tiếp cận rủi ro: tiêu chuẩn hiện nay bao gồm một cách tiếp cận khác để hiểu rõ các rủi ro.
- Chu trình PDCA: tiêu chuẩn làm rõ chu trình PDCA, thông qua hai chu trình riêng biệt phối hợp cùng nhau: một bao gồm hệ thống quản lý và cái còn lại bao gồm các nguyên tắc HACCP.
- Quá trình hoạt động: mô tả rõ ràng về sự khác biệt giữa các thuật ngữ chính như: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP), Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs) và Chương trình tiên quyết (PRPs).
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 được thiết kế dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm. Trong đó, việc nhận biết các quá trình trọng yếu, phân tích các mối nguy, xác định các điểm kiểm soát tới hạn… để thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp kết hợp với thực hành và theo dõi sự tuân thủ được xem là những yếu tố then chốt dẫn tới thành công.
Để đáp ứng nhu cầu về việc tích hợp dễ dàng với các hệ thống quản lý đang áp dụng rộng rãi khác (ISO 9001, ISO 14001, ..), ISO 22000:2018 đã được ban hành và tuân thủ theo cấu trúc mức cao (HLS). Ngoài ra, ISO 22000:2018 cũng được xây dựng trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005 nên việc triển khai, áp dụng, nâng cấp đối với các tổ chức đã áp dụng phiên bản 2005 tương đối thuận lợi.
Các tổ chức được chứng nhận có thể tự quảng cáo doanh nghiệp của mình với tư cách là chủ sở hữu chứng chỉ trong tài liệu quảng cáo và có thể sử dụng Logo chứng nhận URS miễn phí.